THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGÕ 88 PHỐ TRẦN QUANG DIỆU, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI – NHÀ CHỊ THU
ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU VỀ CÔNG TRÌNH
Với mỗi công trình thi công và hoàn thiện chúng tôi đều rút ra được những kinh nghiệm và bài học riêng cho mình. Công trình nhà chị Thu mà chúng tôi vừa hoàn thành mới đây cũng như vậy. Xét về tổng thể thì nhà chị Thu tường còn tốt và sơn chỉ hơi bị xỉn màu 1 chút. Thế nhưng có 3 điểm làm cho phòng tầng 1 nhìn rất xấu:
1. Điểm thứ nhất: bức tường đối diện với cầu thang bị thấm rất mạnh. Phần sơn gần như đã không còn nguyên vẹn. Do ảnh hưởng bị kiềm hóa nên sơn bị bong tróc gần hết, xuất hiện các vết ố vàng,nấm mốc, bề mặt lỗi lõm nhìn rất xấu. Hơn nữa đây là chỗ mà nhà chị Thu muốn làm phòng khách nên rất mất thẩm mĩ.
2. Điểm thứ 2: tường ở phòng khách tầng 1 đều sử dụng giấy dán tường và sau 1 thời gian sử dụng giấy đã cũ và xỉn màu không còn được sáng đẹp như lúc đầu. Chủ nhà không muốn dán giấy nữa mà muốn sơn lại cho đẹp.
3. Điểm thứ 3: phần trần ngay trên bức tường bị thấm cũng bị kiềm hóa mạnh do ảnh hưởng của thấm nên nhìn ố vàng, mốc đen rất xấu.
BIỆN PHÁP THI CÔNG XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY
Trong trường hợp này đội ngũ thợ chúng tôi đã tư vấn phương án xử lý với khách hàng như sau:
1. Đối với bức tường bị thấm
- Bước 1: tróc hết phần sơn bị bong tróc ra. Bước này phải làm thật kỹ vì nếu bỏ sót phần sơn nào không tróc ra thì khi sơn lớp mới lên sẽ không thể bám chắc được vào bề mặt.
- Bước 2: pha trộn hỗn hợp chống thấm gồm 3 thành phần đó là sơn chống thấm Kova CT11A, xi măng đen và nước. Chú ý là pha xi măng với nước trước sau đó mới cho sơn chống thấm vào ngoáy đều tạo hỗn hợp sệt như sơn để thi công.
- Bước 3: dùng rulo lăn hỗn hợp chống thấm này bao trùm kín hết phần tường bị thấm bao gốm cả phần trần nữa. Bước này nhằm mục đích ngăn chặn tác hại còn lại của thấm và che phủ đi những vệt ố vàng trên tường.
- Bước 4: chờ cho hỗn hợp này thật khô trên tường ta tiến hành lăn 1 lớp sơn lót để kháng kiềm cho lớp sơn màu.
- Bước 5: sau khi sơn lót khô ta sử dụng bột bả mastic để làm phẳng bề mặt.
- Bước 6: chờ cho lớp bột bả khô ta chà nhám để làm phẳng bề mặt rồi tiến hành sơn phủ 2 lớp màu lên tường.
2. Đối với tường dán giấy
- Bước 1: bóc hết lớp giấy bên ngoài ra. Bước này khá đơn giản vì lớp này không có keo dính nên dễ bóc
- Bước 2: sử dụng rulo lăn đều nước lên lớp giấy bên trong. Lớp này là lớp có sử dụng keo để dính lên bề mặt tường vì vậy ta phải lăn nước lên để phá liên kết giữa lớp này với tường. Sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng tróc hết lớp giấy này ra.
- Bước 3: chờ cho tường khô ta tiến hành sơn phủ màu
Như vậy có 2 vấn đề lớn đối với công trình nhà chị Thu chúng tôi đã có biện pháp xử lý thích hợp. Tuy nhiên còn 1 vấn đề nhỏ nữa đó là chủ nhà muốn sơn 1 bức ở phòng khách để làm điểm nhấn nổi bật cho căn phòng. Sẽ không có gì đáng nói nếu như màu điểm nhấn không phải là màu xanh nõn chuối tại vì đây là màu sắc rất khó để lên màu được. Vì vậy đối với bức này chúng tôi đã phải xử lý hơi kỹ 1 chút. Đầu tiên sơn 1 lớp lót thường để kháng kiềm và tăng độ bám dính. Sau đó phải sơn 1 lớp lót kích màu tạo nền để màu điểm nhấn lên được đúng màu so với trong bảng màu đã chọn.
Như chúng tôi đã trình bày ở trên các bạn thấy chỉ là 1 bức tường nhỏ thôi nhưng đòi hỏi rất nhiều công đoạn phải xử lý trình tự và cẩn thận. Nó đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn làm đúng theo quy trình thi công thì mới xử lý triệt để được. Và cuối cùng thành quả mà chúng tôi đã hoàn thành thực sự làm chủ nhà và cả người thợ rất hài lòng:
Sau công trình này điều mà tôi tâm đắc nhất đó là đã mang lại được sự hài lòng trọn vẹn đối với khách hàng. Đó cũng là sự đáp lại xứng đáng vì khách hàng đã sử dụng dịch vụ sơn nhà của chúng tôi.
Nếu bạn đang cần sơn nhà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cụ thể nhé. Thợ sơn Hà Nội 0985 68 3323 A.Hùng. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các bạn!