Sơn lót là gì? Tác dụng của sơn lót? Những hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến sơn lót.
Nói đến sơn lót thì có lẽ đa số mọi người chúng ta ai cũng biết đúng không? Đa phần mọi người đều nghĩ đã hiểu rõ về khái niệm cũng như tác dụng của nó. Nhưng thực ra lại chỉ nắm bắt được chút ít mà thôi. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn. Sơn lót là gì? Tác dụng của sơn lót như thế nào?
Sơn lót là gì?
Sơn lót hay còn gọi là sơn lót kháng kiềm là lớp sơn đầu tiên được sơn trực tiếp lên bề mặt cần sơn nhằm tăng khả năng kết dính giữa bề mặt và lớp sơn phủ, bảo vệ cho lớp sơn phủ và giúp cho màng sơn mịn, đều và đẹp hơn.
>> Bạn có từng nghe sơn lót gốc dầu chưa? Tìm hiểu ngay nhé: https://thoson.vn/son-lot-goc-dau-la-gi/
Tác dụng của sơn lót?
Sơn lót có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sơn nhà. Nó quyết định tuổi thọ của lớp sơn phủ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm của nó nhé:
- Sơn lót giống như là băng dính 2 mặt có tác dụng gắn kết lớp sơn phủ với bề mặt thì công. Nó có độ bám dính rất cao sẽ bám chặt vào bề mặt thi công và tạo nền để cho sơn màu bám vào.
- Có tính kháng kiềm cao. Chắc mọi người cũng thắc mắc kháng kiềm ở đây là gì đúng không?Trước hết chúng ta phải đề cập đến tính kiềm là gì? Tính kiềm chính là tính bazơ có trong vật liệu mà điển hình là xi măng. Tường càng ẩm thì tính kiềm càng cao. Nếu ta cứ sơn phủ màu trực tiếp lên tường thì nước ở trong sơn sẽ thấm sâu vào tường làm tăng tính kiềm. Mà kiềm thì lại có ảnh hưởng rất xấu đến sơn phủ. Nó làm hỏng màng sơn, làm cho màu loang nổ, ố vàng, làm cho màng sơn bị phấn hóa trông rất xấu. Vì vậy khi sơn nhà nhất là sơn nhà mới thì sơn lót bắt buộc phải có.
- Sơn lót có tính kháng khuẩn, kháng nấm mốc. Nấm mốc rất ưa thích môi trường sơn nước. Nếu không được bảo vệ, trong môi trường có độ ẩm cao nấm mốc sẽ phát triển rất mạnh trên bề mặt sơn. Nhất là với thực trạng xây dựng như ở nước ta bây giờ khả năng chống thấm của tường rất kém. Không ít thì nhiều đa số các căn hộ đều bị thấm chút ít hoặc là độ ẩm rất cao. Và đây là điều kiện lý tưởng để nấm mốc hoạt động. Vì vậy nếu bạn sử dụng sơn lót thì bạn sẽ không sợ sơn nhà mình bị nấm mốc nữa.
- Tăng độ bóng, mịn và giúp cho màng sơn phủ không bị loang màu.
>> Có thể bạn quan tâm: sơn lại nhà có cần sơn lót không?
Những hiểu lầm thường gặp khi nhắc đến sơn lót
Một số hiểu lầm cơ bản khi nhắc đến sơn lót như sau:
- Nhiều người thường quen miệng nói sơn lót trắng. Điều này là sai lầm nhé. Sơn lót là sơn lót còn sơn trắng là sơn trắng.
- Mọi người thường có suy nghĩ muốn đè màu thì phải dùng sơn lót. Điều này không hẳn là đúng vì sơn lót độ che phủ không cao
- Nếu bạn thấy sơn lót lên tường mà không thấy trắng thì đừng lo nhé. Vì bản chất sơn lót là TRONG. Tức là khi sơn lên ta vẫn còn nhìn thấy màu của lớp sơn cũ. Sơn lót sẽ không trắng như sơn trắng thường. Nên nếu bạn thấy sơn lót mà trắng quá thì đó mới là điều đáng lo vì sơn lót đó không phải là chuẩn.
Tường mới nên sơn mấy lớp sơn lót?
Với những ưu điểm ở trên chúng ta có thể thấy sơn lót quan trọng như thế nào? Hãy làm theo đúng quy trình 1 lớp lót 2 lớp phủ màu. Nếu là tường mới xây thì bạn nên sơn 2 lớp sơn lót. Như thế tuổi thọ của sơn sẽ cao hơn và màng sơn sẽ mịn và đẹp hơn.
>> Đọc ngay: https://thoson.vn/quy-trinh-son-nha-tieu-chuan/ để hiểu quy trình sơn nhà nhé.
Nếu bạn cần tư vấn về sơn hãy liên hệ với chúng tôi nhé. Bạn sẽ tư vấn nhiệt tình và cụ thể nhất có thể. Chúng tôi cũng rất hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của các bạn.